Chú thích Sao_Thủy

  1. 1 2 Sao Diêm Vương từng là hành tinh từ khi phát hiện năm 1930 đến 2006, nhưng sau đó IAU phân loại nó thành hành tinh lùn. Độ lệch tâm quỹ đạo của Pluto lớn hơn của Sao Thủy, và Sao Diêm Vương có đường kính nhỏ hơn hành tinh này.
  2. Trong thiên văn học, từ "tự quay" và "quay trên quỹ đạo" tương ứng với nghĩa một vật tự quay quanh trục của nó, như Trái Đất quay một vòng hết 24 giờ. Còn quay trên quỹ đạo chỉ hành tinh chuyển động trên quỹ đạo quanh ngôi sao, và chu kỳ quỹ đạo là thời gian để nó đi hết một vòng quanh ngôi sao.
  3. Điều này tương tự như tốc độ tự quay của Mặt Trăng. Lấy theo các sao cố định, chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất xấp xỉ bằng 1 tháng. Khi nhìn từ Trái Đất, dường như Mặt Trăng không hề quay quanh trục. Bởi vì vận tốc góc trong hệ quy chiếu đồng quay khác so với vận tốc quay của vật thể trong hệ quy chiếu của những ngôi sao cố định. Khi đứng trên Trái Đất, do Trái Đất cũng quay quanh trục, chúng ta ở trong hệ quy chiếu đồng quay, và chu kỳ quỹ đạo Mặt Trăng bằng chu kỳ tự quay quanh trục của nó, do vậy Mặt Trăng quay đồng bộ với Trái Đất. Trong trường hợp Sao Thủy, khi nhìn từ hệ quy chiếu quay theo chuyển động quỹ đạo của nó, hành tinh có 1 chu kỳ tự quay quanh trục bằng hai chu kỳ quỹ đạo. Trong trường hợp Sao Kim, nó tự quay nghịch hướng theo chiều chuyển động quỹ đạo trong hệ quy chiếu của những ngôi sao cố định, tốc độ tự quay biểu kiến, khi nhìn từ Mặt Trời chẳng hạn, là lớn hơn tốc độ quay thực.
  4. Do độ nghiêng trục quay rất nhỏ của hành tinh, có thể thấy Mặt Trời mọc và lặn từ hai phía đông và tây ở khắp vị trí trên hành tinh ngoại trừ hai vùng cực.
  5. Khi nhìn từ Mặt Trời, Sao Thủy hiện lên hầu như không quay khi nó ở gần thời điểm cận nhật. Thời điểm này lực hấp dẫn thủy triều từ Mặt Trời tác dụng lên Sao Thủy là mạnh nhất, gần gấp 3,5 lần khi nó ở điểm viễn nhật. Hiệu ứng thủy triều mạnh khóa vận tốc tự quay của Sao Thủy khiến nó gần như tự quay đồng bộ trên quỹ đạo ở thời điểm cận nhật, do vậy bán cầu Sao Thủy hiện lên chính xác theo hướng về phía Mặt Trời hay theo hướng ngược lại khi hành tinh vượt qua điểm cận nhật, đây là nguyên nhân của cộng hưởng 3:2.
  6. Kinh độ trên Sao Thủy quy ước tăng theo hướng tây. Các nhà thiên văn lấy một hố va chạm nhỏ có tên "Hun Kal" để làm gốc tham chiếu. Tâm của hố va chạm Hun Kal là kinh tuyến 20° kinh tây.[93]
  7. Một số nguồn trước đây dịch là "MUL". "MUL" sử dụng trong tiếng Sumer để gọi trước một hành tinh hay ngôi sao, nhưng nó thực sự không thuộc về tên gọi vật thể đó. "4" là số trong hệ thống Sumero-Akkady được sử dụng rộng rãi trong thời này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao_Thủy http://www.fourmilab.ch/images/3planets/elongation... http://www.astronomy.com/news/2014/12/innovative-u... http://www.astronomycast.com/2007/08/episode-49-me... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/375811 http://www.geody.com/?world=mercury http://books.google.com/?id=ERpMjmR1ErYC&pg=RA1-PA... http://books.google.com/books?id=ZAaP7dyjCrAC&pg=P... http://books.google.com/books?id=fxwpAAAAYAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?q=kotelnikov+1962+me... http://www.mathpages.com/rr/s6-02/6-02.htm